
Xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn của hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái có thể đảm bảo được tính an toàn của hệ thống, vật tư và con người ở bên dưới, đặc biệt là các tấm pin mặt trời được lắp trên mái nhà có thể gây ra rủi ro đáng kể khi dây điện bị hở hoặc nước làm hỏng hệ thống. Theo kinh nghiệm tư vấn lắp đăt và bảo trì hệ điện mặt trời, chúng tôi tổng hợp được bảy mối nguy hiểm cần lưu ý trong quá trình bảo trì năng lượng mặt trời.
- Cáp quá nhiệt
Dây cáp không được bảo vệ nằm dọc trên mái nhà thì dễ bị hư hỏng. Cáp cần được bao bọc đúng cách để giảm thiểu sự ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời. Nếu dây cáp quá nóng sẽ có nguy cơ cao gây ra hỏa hoạn, đặc biệt, sự cố hỏa hoạn sẽ nguy hiểm hơn đối với hệ solar lắp trên mái nhà.
Hình ảnh được thể hiện qua camera nhiệt cầm tay
Để phát hiện dấu hiệu về nhiệt ở các vị trí lỗi tiềm ẩn một các nhanh nhất, các kỹ sư thường sử dụng camera nhiệt cầm tay để xác định được vị trí chính xác, hình ảnh rõ ràng hơn và thông số nhiệt độ chính xác hơn. Đặc biệt hơn, camera nhiệt có thể kiểm tra ảnh nhiệt từ xa, bạn không cân phải tiếp xúc trực tiếp với điểm cần đo.
Tham khảo thiết bị kiểm tra nhiệt cho toàn hệ solar tại đây
2. Bề mặt tấm pin bị bẩn
Đây là lỗi mà thường mọi thường đều nghĩ là không quan trọng, tuy nhiên, bụi bẩn trên bề mặt tấm pin sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ. Bụi bám dai, lá cây và đặc biệt là phân chim làm giảm diện tích đón ánh nắng của tấm pin cũng như hạn chế sản lượng điện tạo ra. Điều này sẽ làm bạn tốn nhiều chi phí sữa chữa về sau nếu tình trạng này kéo dài lâu.
3. Kết nối bị hỏng
Các đầu nối MC4 của hệ PV bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tắc động từ môi trường và thời tiết bất lợi. Đầu nối MC4 bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.
Sử dụng camera nhiệt giúp định vị được vị trí phát nhiệt của đầu nối MC4
4. Tấm pin bị phá hủy do thiên tai
Những diễn biến bất thường của thời tiết như mưa đá, bão, lũ lụt, lốc xoáy sẽ ảnh hưởng xấu đến tấm pin hoặc thậm chí là phá hủy dàn pin và có thể gây nguy hiểm. Hệ thống PV thậm chí vẫn tạo ra điện áp khi tắt nguồn. Vì vậy, khi ở trường hợp này bạn nên nhờ những người có chuyên môn đến xử lí để đảm bảo an toàn.
5. Các bộ phận khác bị lỗi
Các thành phần bị lỗi như junction boxes, isolators và meters có thể làm cho hệ thống PV của bạn trở nên vô dụng. Bảo trì thường xuyên sẽ xác định bất kỳ thiết bị bị lỗi nào để bạn có thể nhanh chóng thay thế các thành phần cũ.
6. Hệ thống PV bị hư hại do nước
Thiệt hại do nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của hệ thống năng lượng mặt trời của bạn, đặc biệt là nếu nước đi vào dây dẫn. Vì vậy, để hạn chế những sự cố nghiêm trọng đáng tiếc thì cần phải kiểm tra định kỳ hệ thống PV để đảm bảo sự an toàn.
Tham khảo thiết bị kiểm tra PV module tại đây
Tham khảo thiết bị kiểm tra PV String tại đây
7. Nối đất không hiệu quả
Tiếp đất là một trong những thành phần thiết yếu của hệ thống năng lượng mặt trời của bạn. Lỗi nối tiếp địa có thể làm giảm khả năng chuyển hóa năng lượng và thậm chí làm sập nguồn hoàn toàn hệ. Hệ thống sau khi lắp đặt cần được kiểm tra comissioning để chủ động hạn chế các lỗi liên quan đến đấu nối, nối đất,…
Các tấm pin mặt trời có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí tiền điện. Tuy nhiên, bảo trì hê thường xuyên là yếu tố cực kì quan trọng nếu bạn muốn bảo vệ hệ thống của mình trước các mối nguy hiểm như hỏa hoạn và hư hỏng do nước.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn bảo trì toàn diện cho hệ solar
CÔNG TY CP UNISOLAR
Hotline: 083 515 7979 (Mr. Minh)
No comments yet.