Sản lượng điện năng lượng mặt trời là gì? Cùng Unisolar tìm hiểu từ A – Z về sản lượng điện năng lượng mặt trời, cách tính toán, các yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu hiệu quả của sản lượng điện năng lượng mặt trời.
Sản lượng điện năng lượng mặt trời là gì?
Sản lượng điện năng lượng mặt trời là lượng điện mà hệ thống điện mặt trời có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính bằng kilowatt-giờ (kWh).
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện năng lượng mặt trời
Diện tích lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Hiện nay, hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước tiêu chuẩn là 2m2 với độ dày là 35mm, đồng thời có nhiều sự lựa chọn khác nhau về công suất, phổ biến nhất là 400Wp và 440Wp. Diện tích lắp đặt pin năng lượng mặt trời cũng phụ thuộc vào nhu cầu của từng hộ gia đình hay nói cách khác là tổng công suất tiêu thụ điện của toàn bộ các thiết bị trong từng gia đình. Như vậy, diện tích lắp đặt pin càng lớn, sản lượng điện được tạo ra sẽ càng cao nhằm đáp ứng đủ sản lượng điện theo nhu cầu của từng hộ.
Đôi nét về sản lượng điện năng lượng mặt trời
Xem thêm: Sử dụng điện năng lượng mặt trời có tốt không? [Giải đáp]
Hiệu suất của pin năng lượng mặt trời
Hiệu suất của pin được đo bằng tỷ lệ phần trăm năng lượng mặt trời mà pin có thể chuyển đổi thành điện năng. Pin có hiệu suất cao sẽ giúp sản xuất nhiều điện hơn từ cùng một lượng ánh sáng mặt trời.
Góc nghiêng và hướng lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Góc nghiêng và hướng lắp đặt pin năng lượng mặt trời cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng điện năng lượng mặt trời đầu ra của hệ thống. Chính vì vậy, khi lắp đặt hệ thống, góc nghiêng và hướng lắp đặt cũng cần được tính toán và tối ưu hóa để nhận được lượng ánh sáng mặt trời tối đa trong ngày. Thông thường, tấm pin nên lắp đặt hướng về phía Nam (tức ở Bắc bán cầu) để đạt được hiệu suất tối đa.
Điều kiện thời tiết và vị trí địa lý
Do cơ chế hoạt động của các tấm pin năng lượng mặt trời là hấp thụ quang năng để chuyển hóa thành điện năng, nên thời tiết râm mát, ít ánh sáng mặt trời trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tổng sản lượng điện từ hệ thống. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy hiện tượng hệ thống sẽ sản sinh ra lượng điện ít hơn vào mùa thu đông, ngược lại, tổng sản lượng điện vào mùa hè sẽ đạt được tối đa.
Tuy vậy, nhiệt độ quá khắc nghiệt cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của các tấm pin năng lượng mặt trời. Cụ thể, khi nhiệt độ ngoài trời vượt quá 35 độ C, hiệu suất phát điện của tấm pin sẽ bắt đầu suy giảm. Vì vậy, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, bạn có thể lắp tấm pin cách mái nhà một khoảng để gió có thể lưu thông làm mát và tránh cho tấm pin năng lượng mặt trời quá nóng, giúp pin hoạt động tốt hơn.
Cuối cùng, ngoài điều kiện thời tiết, nếu bạn lắp dàn pin năng lượng điện mặt trời ở các khu vực râm hay bị che khuất khỏi ánh nắng mặt trời thì sản lượng điện được tạo ra từ hệ thống sẽ giảm mạnh. Vì vậy, hệ thống dàn pin năng lượng mặt trời cần được lắp đặt tại những nơi thoáng đãng, đón được nhiều ánh nắng mặt trời. Đồng thời, các gia chủ cần chú ý vệ sinh các tấm pin mặt trời khỏi bụi bẩn một cách thường xuyên để chúng đạt được hiệu quả cao nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện năng lượng mặt trời
Có thể bạn quan tâm: Trời mưa có điện mặt trời không? [Góc giải đáp]
Cách tính toán sản lượng điện năng lượng mặt trời
Bạn có thể tham khảo công thức cơ bản sau đây để ước tính sản lượng điện năng lượng mặt trời mà hệ thống của gia đình mình có thể tạo ra.
Công thức cơ bản:
Sản lượng điện (kWh/năm) = Công suất hệ thống (kWp) x Hệ số hiệu suất (kWh/kWp/năm)
Giải thích các yếu tố:
- Công suất hệ thống (kWp): Là tổng công suất của tất cả các tấm pin mặt trời trong hệ thống, được đo bằng đơn vị kilowatt peak (kWp).
- Hệ số hiệu suất (kWh/kWp/năm): Là lượng điện trung bình mà hệ thống có thể sản xuất mỗi năm trên mỗi kilowatt peak công suất lắp đặt.
Cách tính toán sản lượng điện năng lượng mặt trời
Tối ưu hóa hiệu quả sản lượng điện năng lượng mặt trời
Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo để tối ưu hóa hiệu quả sản lượng điện năng lượng mặt trời của gia đình mình.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt: Nên lựa chọn vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp nhất, tránh bị che khuất bởi cây cối hoặc các tòa nhà. Tại Việt Nam, hướng lắp đặt tối ưu cho hệ thống điện mặt trời là hướng về phía Nam. Đồng thời, góc nghiêng của tấm pin nên phù hợp với vĩ độ nơi lắp đặt. Ví dụ, tại khu vực miền Bắc, góc nghiêng tối ưu là khoảng 20-30 độ, tại khu vực miền Nam là khoảng 10-15 độ.
- Lựa chọn loại tấm pin phù hợp: Nên lựa chọn loại tấm pin năng lượng mặt trời có hiệu suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu nơi lắp đặt. Ngoài ra, nên chọn mua tấm pin của các thương hiệu uy tín, có bảo hành dài hạn.
- Sử dụng hệ thống biến tần chất lượng cao: Biến tần là một thiết bị quan trọng giúp chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) do tấm pin mặt trời sản xuất thành dòng điện xoay chiều (AC) mà các thiết bị điện trong nhà có thể sử dụng. Chính vì vậy, bạn cũng nên sử dụng biến tần của các thương hiệu uy tín, có hiệu suất cao và độ bền tốt.
- Cuối cùng, bạn cũng nên bảo trì hệ thống định kỳ nhằm giữ hệ thống hoạt động hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm bắt được những thông tin hữu ích về sản lượng điện năng lượng mặt trời. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hay cần tư vấn chi tiết về việc lắp đắp các giải pháp điện mặt trời tại nhà thì hãy để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với Unisolar để được hỗ trợ nhanh nhất. Unisolar – Đồng hành cùng bạn cho một tương lai xanh!
Tham khảo thêm: Giá lắp điện mặt trời áp mái
Unisolar – Đơn vị cung cấp các giải pháp, thiết bị điện mặt trời uy tín hàng đầu tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Là đối tác chiến lược tại Việt Nam các hãng lớn như: SolarEdge, Sigenergy, JA Solar, Solmetric, Nexans, Fluke…
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
- Hotline/ Zalo: 0914 049 357
- Email: service@unisolar.com.vn
- Website: www.unisolar.com.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@UniSolar
Unisolar – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, chuyên cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.