Tấm pin năng lượng mặt trời là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống điện mặt trời. Bài viết dưới đây, Unisolar sẽ giúp bạn tìm hiểu về pin năng lượng mặt trời là gì, cấu tạo pin mặt trời, nguyên lý hoạt động và những thông tin cơ bản khác, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Tìm hiểu về pin năng lượng mặt trời chi tiết
Xem thêm: Tác dụng của pin năng lượng mặt trời và lợi ích mang lại
Tìm hiểu về pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời là một bộ phận quan trọng của hệ thống điện mặt trời, được tạo thành từ nhiều tế bào quang điện. Các tế bào quang điện hình thành bằng cách kết hợp lớp silicon với photpho hoặc boron để tạo thành các loại pin mặt trời tương ứng.
Việc sử dụng pin năng lượng mặt trời sẽ giúp hộ gia đình tiết kiệm được chi phí tiền điện và có nguồn điện bổ sung để sử dụng khi trường hợp mất điện, đặc biệt là có thể giúp các nhà ở vùng sâu vùng xa không thể kéo điện lưới nhưng vẫn có thể sử dụng điện.
Nguyên lý và cấu tạo pin năng lượng mặt trời
Đi sâu vào tìm hiểu về pin năng lượng mặt trời qua nguyên lý và cấu tạo, bạn sẽ hiểu hơn pin năng lượng mặt trời, chúng hoạt động thế nào để tạo ra điện năng.
Nguyên lý hoạt động
Tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra điện năng bằng cách hấp thụ các photon trong ánh sáng và chuyển đổi thành dòng điện một chiều. Khi các photon chạm vào bề mặt tấm pin, chúng đánh bật các electron ra khỏi quỹ đạo nguyên tử, sau đó kéo các electron tự do này thành dòng điện có hướng, dòng điện này chính là dòng điện một chiều.
Dòng điện một chiều này sau đó đi qua một thiết bị chuyển đổi gọi là inverter. Thiết bị giúp chuyển đổi từ dòng điện một chiều thành dòng xoay chiều phù hợp với hầu hết các thiết bị điện và hệ thống điện tại Việt Nam.
Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời
Có thể bạn quan tâm: Khám phá thành phần của pin năng lượng mặt trời
Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời được cấu tạo bởi các bộ phận chính, đó là:
-
Khung nhôm: Là một bộ phận có kết cấu cứng cáp để tích hợp tế bào quang điện và các bộ phận khác. Tuy được thiết kế cứng cáp nhưng vẫn đủ nhẹ để có thể bảo vệ và cố định thành phần khác trước các yếu tố từ ngoại lực tác động.
-
Kính cường lực: Giúp bảo vệ solar cells khỏi các tác động của thời tiết và các tác động va chạm khác từ bên ngoài. Kính được thiết kế có độ dày 3-3.5m. Để đảm bảo có thể bảo vệ nhưng vẫn giữ độ trong suốt của kính cường lực để dễ hấp thụ ánh sáng mặt trời.
-
Lớp EVA: Đây được coi là chất kết dính, là 2 lớp polymer mỏng đặt trên và dưới lớp solar cells. Nhằm kết dính lớp tế bào quang điện với kính cường lực phía trên và phía dưới. Ngoài ra lớp EVA này còn tối ưu hóa khả năng hấp thụ và bảo vệ solar cells khỏi sự rung động, tránh bám bụi bẩn và tích tụ hơi nước. Là vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt và độ bền cao.
-
Lớp solar cell: Pin năng lượng mặt trời được làm từ silic – chất bán dẫn phổ biến. Trong một tế bào (cell), tinh thể silic nằm ở giữa 2 lớp dẫn điện. Một solar cells sử dụng được 2 lớp silic khác nhau.
-
Tấm nền pin: Có chức năng cách điện và giữ độ ẩm. Tùy vào từng hãng sản xuất mà tấm nền pin có độ dày khác nhau.
-
Hộp đấu dây: Là hộp nằm ở phía sau cùng, nơi tập hợp và chuyển giao năng lượng điện tạo ra từ tấm pin mặt trời ra ngoài. Chính vì lẽ đó nên đây là vị trí quan trọng nên được lắp ráp và thiết kế chắc chắn.
-
Cáp điện DC: Là cáp điện chuyên dụng cho điện năng mặt trời, có khả năng cách điện tốt đồng thời là khả năng chống chịu từ môi trường bên ngoài tốt như: bụi, tia cực tím,….
-
Jack kết nối MC4: Là đầu nối để kết nối tấm pin năng lượng mặt trời với nguồn điện thường dùng. Loại jack này giúp dễ dàng kết nối tấm pin và dãy pin từ những tấm pin liền kề với nhau bằng cách gắn jack.
Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời
Phân loại về pin năng lượng mặt trời
Vì pin năng lượng mặt trời làm chủ yếu từ silicon nên chúng được phân loại dựa trên thành phần chính này. Có 3 loại pin năng lượng mặt trời hiện nay đó là:
-
Pin mặt trời đơn tinh thể (pin mono): Là loại pin được làm từ silicon đơn tinh thể, có hiệu suất hoạt động cao nhưng giá thành cũng cao hơn.
-
Pin mặt trời đa tinh thể (pin poly): Được làm từ silicon đa tinh thể, có hiệu suất thấp hơn nhưng giá thành lại rẻ hơn.
-
Pin năng lượng mặt trời màng mỏng: Có cấu trúc đa tinh thể, hiệu suất hoạt động thấp nhất nhưng giá thành rẻ nhất trong 3 loại.
Phân loại về pin năng lượng mặt trời
Tấm pin năng lượng mặt trời có giá bao nhiêu?
Pin mặt trời có nhiều loại, được sản xuất theo các công nghệ khác nhau, được xây dựng với nhiều mức công suất khác nhau nên giá thành cũng rất đa dạng. Giá một tấm pin hiện nay thường dao động từ khoảng 1 triệu đến vài triệu đồng/ tấm. Tuy nhiên, sử dụng phổ biến trong hệ thống dân dụng là các tấm pin năng lượng mặt trời có giá khoảng 3 triệu trở lên.
Tham khảo: Giải pháp điện năng lượng mặt trời hàng đầu hiện nay
Trên đây là những chia sẻ của Unisolar về tìm hiểu về pin năng lượng mặt trời là gì, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và các thông tin cơ bản khác. Nếu còn những thắc mắc cần tư vấn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0914.049.357 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Unisolar – Đơn vị cung cấp các giải pháp, thiết bị điện mặt trời uy tín hàng đầu tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Là đối tác chiến lược tại Việt Nam các hãng lớn như: SolarEdge, Sigenergy, JA Solar, Solmetric, Nexans, Fluke…
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
- Hotline/ Zalo: 0914 049 357
- Email: service@unisolar.com.vn
- Website: www.unisolar.com.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@UniSolar
Unisolar – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, chuyên cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.