Việc sử dụng điện mặt trời đang ngày càng trở nên phổ biến tại các hộ gia đình nhờ vào lợi ích tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: “có nên tự lắp pin năng lượng mặt trời tại nhà không?” Dưới đây là những điều cần biết trước khi quyết định tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại nhà.
Có nên tự lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời không?
Việc tự lắp pin năng lượng mặt trời không được khuyến khích nếu bạn không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm. Mặc dù hệ thống điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí điện, bảo vệ môi trường cũng như có tuổi thọ dài, tuy nhiên, việc tự lắp đặt có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các rủi ro này bao gồm việc không đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt, hiệu suất hệ thống không đạt yêu cầu do lắp đặt sai kỹ thuật và nguy cơ xảy ra các sự cố nguy hiểm như chập mạch hoặc cháy nổ. Để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn, tốt nhất là nên thuê các chuyên gia hoặc các công ty chuyên nghiệp để thực hiện việc lắp đặt.
Cần hiểu rõ kỹ thuật lắp pin năng lượng mặt trời
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tự lắp pin năng lượng mặt trời tại nhà
Chỉ dẫn các bước tự lắp pin năng lượng mặt trời
Việc tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại nhà đòi hỏi sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế. Hệ thống chỉ có thể vận hành hiệu quả khi được lắp ráp đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để tự lắp đặt pin năng lượng mặt trời tại nhà đúng cách:
Tính công suất cần lắp đặt
Đầu tiên, xác định lượng điện gia đình sử dụng trung bình mỗi tháng để tính toán công suất cần thiết. Công thức tính số kW cần lắp đặt như sau:
Số kW cần lắp đặt = Số tiền điện hàng tháng / (2000 x 30 x 5)
Trong đó:
- 2000 là giá điện trung bình mỗi kWh.
- 30 là số ngày trong tháng.
- 5 là số giờ nắng trung bình mỗi ngày.
Tính số lượng tấm pin, diện tích lắp đặt
Để tính số lượng tấm pin cần lắp đặt, bạn cần khảo sát diện tích mái nhà hoặc khu vực có thể tận dụng. Trung bình, một tấm pin mặt trời có kích thước dài 2 mét, rộng 1 mét, dày 35 mm. Số lượng tấm pin cần lắp đặt được tính theo công thức:
- Tổng số tấm pin = Diện tích lắp đặt / Diện tích một tấm pin
- Nếu diện tích mái nhà của bạn là 20 mét vuông, thì số lượng tấm pin cần lắp sẽ là: 20 / (2 x 1) = 10 tấm pin
Chi tiết tự lắp pin năng lượng mặt trời
Sau khi khảo sát và chuẩn bị đầy đủ vật tư, bạn tiến hành tự lắp pin năng lượng mặt trời theo các bước sau:
Bước 1: Lắp đặt hệ khung giàn đỡ
- Đầu tiên, cần lắp đặt khung giàn đỡ hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời. Đảm bảo khung giàn chắc chắn và có khả năng chịu đựng gió lớn, bão hay ngoại lực.
Bước 2: Lắp tấm pin năng lượng
- Lắp các tấm pin mặt trời lên hệ khung giàn. Đảm bảo khoảng cách giữa tấm pin và mái nhà tối thiểu là 11 cm để đảm bảo thông gió, làm mát.
Bước 3: Lắp đặt biến tần (inverter)
- Lắp đặt biến tần inverter, hệ thống giám sát, tủ điều khiển và các động cơ điện. Biến tần giúp chuyển đổi điện năng từ dòng điện một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC) để sử dụng trong gia đình.
Đấu nối đường dây
Trước khi đấu nối đường dây, cần đảm bảo ngắt nguồn điện và sử dụng dây điện cách điện, chống thấm nước. Thực hiện các bước sau:
- Đấu các mối dây giữa hệ thống pin cũng như biến tần hoặc bộ lưu trữ.
- Kiểm tra điện áp từng module trước khi đấu nối song song. Nếu có tình trạng đảo cực hoặc chênh lệch điện áp lớn hơn 10V, cần kiểm tra lại để điều chỉnh.
Chi tiết hướng dẫn lặt đặt năng lượng mặt trời
Có thể bạn quan tâm: Chi phí lắp tấm pin năng lượng mặt trời ảnh hưởng bởi những gì?
Những điều cần lưu ý khi tự lắp điện mặt trời
Để đảm bảo an toàn khi tự lắp pin năng lượng mặt trời, hãy tuân thủ những lưu ý sau:
- Không lắp đặt trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, gió to và khi khí hậu ẩm ướt thường xuyên. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người lắp đặt, làm giảm hiệu suất hệ thống.
- Tránh ngồi, đứng hoặc đặt bất cứ vật gì lên tấm pin mặt trời. Điều này giúp bảo vệ bề mặt của tấm pin và duy trì hiệu suất cao của hệ thống.
- Sử dụng quần áo bảo hộ, giày chống trượt, găng tay cách điện và lưới an toàn để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tai nạn khi làm việc trên mái nhà.
- Kiểm tra và đảm bảo rằng các dây dẫn được cách điện, chống thấm nước. Điều này rất quan trọng để tránh nguy cơ điện giật, hỏa hoạn.
Nắm vững những lưu ý
Unisolar – Địa chỉ cung cấp trọn gói giải pháp điện mặt trời
Unisolar là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, chuyên cung cấp các giải pháp năng lượng mặt trời trọn gói cho nhà dân, doanh nghiệp cũng như nhà xưởng. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã thi công 200MWp dự án điện mặt trời, được đánh giá cao bởi chất lượng dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và giá cả cạnh tranh.
Sử dụng điện mặt trời là giải pháp thông minh giúp bạn tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn năng lượng tái tạo. Hãy liên hệ ngay với Unisolar để được tư vấn và lắp đặt hệ thống điện cho ngôi nhà của bạn!
Địa chỉ cung cấp điện mặt trời trọn gói
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến khách hàng những thông tin đầy đủ về việc tự lắp pin năng lượng mặt trời. Hy vọng, với kiến thức trên bạn đã đưa ra được lựa chọn thông minh cho gia đình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hay cần tư vấn thêm về các giải pháp điện mặt trời hoặc muốn liên hệ nhận báo giá lắp đặt điện mặt trời cho gia đình, bạn có thể để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với Unisolar để được hỗ trợ nhanh nhất!
Unisolar – Đơn vị cung cấp các giải pháp, thiết bị điện mặt trời uy tín hàng đầu tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Là đối tác chiến lược tại Việt Nam các hãng lớn như: SolarEdge, Sigenergy, JA Solar, Solmetric, Nexans, Fluke…
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
- Hotline/ Zalo: 0914 049 357
- Email: service@unisolar.com.vn
- Website: www.unisolar.com.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@UniSolar
Unisolar – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, chuyên cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.