Xu Hướng, Thách Thức và cơ hội ở thị trường carbon quốc tế (Phần 2)
CAM KẾT TRIỂN KHAI NET/NEUTRAL CARBON TẠI VIỆT NAM
Thực hiện cơ chế rà soát, cập nhật 5 năm một lần. Tháng 7 năm 2020,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nội dung:
Cập nhật của Việt Nam về đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cho Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Văn bản số 1982/VPCP-QHQT.
NDC cập nhật năm 2020 xác định đến năm 2030:
Việt Nam sẽ giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính ở mức 9% so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và tăng mức đóng góp lên 27% với sự hỗ trợ quốc tế thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương, cũng như việc thực hiện của các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris (đến năm 2050, mục tiêu đặt ralà 0%).
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI NET/NEUTRAL CARBON TẠI VIỆT NAM
Mới đây nghị định 06/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Chính phủ cũng đã có lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Theo Quyết định 01/2022/QĐ-CP đã có danh sách gần 2.000 doanh nghiệp phải thực hiện thí điểm việc báo cáo phát thải khí nhà kính vào năm 2025.
Chính phủ Việt Nam đã có văn bản và nghị định triển khai chương trình Trung Hòa Carbon Giai đoạn 2022-2030.
THUẾ CARBON (CARBON TAX)
Tại sao việc giảm phát thải khí nhà kính lại trở thành một yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với
doanh nghiệp xuất khẩu?
Bởi hiện tại, rất nhiều các quốc gia trên thế giới,trong đó có cả Việt Nam đang hướng tới sản xuất xanh, tiêu dùng xanh.
Theo đó, những sản phẩm được đánh giá không đáp ứng tiêu chuẩn xanh sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu của quốc gia nhập khẩu, đồng thời sẽ áp một loại thuế lên những mặt hàng này. Ví dụ, cơ chế Điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) sẽ áp một loại thuế nhập khẩu đối
với hàng nhập khẩu vào EU.
CBAM đang áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu thuộc các ngành: điện, sắt
thép, phân bón, nhôm và xi măng.
Những thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã và đang xâu dựng các cơ
chế tương tự để thực hiện các cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính, cân bằng giá cácbon giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu.
Thuế cacbon: là thuế được nộp bởi các doanh nghiệp và các ngành sản xuất CO2 thông qua các hoạt động của họ.
Hiểu theo cách đơn giản, thuế cacbon là một loại thuế môi trường, đánh vào lượng CO2
phát thải của nhiên liệu.
Đặc trưng và tác động của thuế cacbon :
▪ Là cơ sở để định giá cố định cho phát thải cacbon trong một số lĩnh vực nhất định.
▪ Là một phương tiện để nhà nước kiểm soát lượng khí thải cacbon
▪ Được thiết kế để giảm lượng phát thải khí nhà kính và khí CO2 vào khí quyển.
▪ Thuế cacbon được tạo ra với mục tiêu bảo vệ môi trường
Cục Thuế Thái Lan đang nghiên cứu các biện pháp để đánh thuế carbon đối với hàng hóa và dịch vụ thải ra lượng lớn khí carbon trong bối cảnh một số quốc gia khác đã bắtđầu áp dụng việc thu thuế này.
Động thái của Cục Thuế Thái Lan xuất phát từ việc các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ thu thuế carbon với một số mặt hàng mà quy trình sản xuất sản sinh ra lượng khí thải carbon cao, gồm: Xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, điện.
Đây là những ngành, lĩnh vực được cho là có lượng khí thải carbon cao, chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Dự kiến, việc thực thi thu thuế carbon tại Thái Lan sẽ bắt đầu vào năm 2023.
Công nghệ hiện nay đã cho phép xác định khá chính xác việc sản xuất một sản phẩm sẽ thải ra bao nhiêu lượng khí CO2.
BẮT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH, GIAI ĐOẠN 2023-2035
Hết Phần 2
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn và hoạch định giải pháp, liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ UNITEK
+ 73 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
+ ĐT: 0914 049 357
+ Email:service@unisolar.com.vn
+ Website: https://www.unisolar.com.vn || https://solaredge.com.vn || https://www.unitekco.com
Unisolar – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, chuyên cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.